Xin chào ! Bạn đã từng nghe qua cái tên Vải Canvas hay chưa ? Bạn có ấn tượng đặc biệt nào về loại vải này hay không ? Hôm nay Sỉ Tân Bình sẽ giới thiệu đến tất cả mọi người toàn bộ thông tin cần biết về loại vải này.
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của chúng cũng như nguồn gốc hình thành nên cái tên Canvas nhé.
Vải canvas là gì ?
Là một loại vải được làm chủ yếu từ sợi cây gai dầu ở giai đoạn đầu, nhưng với sự phát triển không ngừng nghỉ của các loại sợi hiện nay thì vải đã được kết hợp thêm với nhiều loại sợi khác nhau như sợi cotton, sợi tổng hợp…
Ngoài cái tên Canvas nó còn được người dân ở Việt Nam gọi với cái tên dễ nhớ và đơn giản hơn đó chính là vải Bố. ( Nếu ai từng chơi Nhảy Ba Bô thời xưa thì có thể hình dung ngay ra loại vải này ).
Canvas bắt nguồn từ tiếng Ả Rập cổ xưa với tên là « Canabis », khi được dịch ra thành tiếng Việt thì nó có tên gọi là gai dầu một loại cây mọc nhiều ở khu vực Miền Bắc nước ta.
Vải làm từ cây gai dầu đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn giữ được vị thế của nó trong đời sống với rất nhiều ứng dụng khác nhau.
Lịch sử hình thành và phát triển của vải Canvas
Nói về vải thì chúng ta cần phải nhắc đến Trung Hoa cổ xưa, nơi mà có con đường Tơ Lụa nổi tiếng khắp thế giới, với nền văn minh phát triển từ xa xưa nên hầu hết có rất nhiều thứ trên thế giới bắt nguồn từ nơi đây.
Theo các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu thì vải Bố đã xuất hiện từ 3000 năm TCN. Loại vải này được người dân dệt từ sợi cây gai dầu, một loại cây mọc rất nhiều thời bấy giờ.
Bên cạnh đó sợi của cây gai dầu còn được tận dụng để làm dây thừng chằng buộc đồ và làm cây cương ngựa…
Sau này vào đầu thế kỷ thứ 8, loại vải này được du nhập vào Châu Âu khi người Saracens và Moor đã giao thương, trao đổi hàng hóa với các nước Châu Âu như Ý và Tây Ban Nha.
Vào giai đoạn cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 thì người dân ở vùng Catalonia và Venice, họ đã áp dụng cách dệt sợi bông giống như sợi từ cây gai dầu. Điều này nhằm làm tăng độ bền cho vải cotton. Một số người vẫn còn gọi loại vải được làm từ phương pháp này là Cotton Canvas. ( Ở trong vải Contton Canvas vẫn có kết hợp thêm sợi cây gai dầu ).
Sau khi loại vải Cotton Canvas ra đời đã được rất nhiều người sử dụng vì nó không quá giày như vải Bố, không quá mỏng như Cotton thông thường, điều đặc biệt ở đây đó là nó mang được toàn bộ ưu điểm của Bông và Canvas.
Ngoài ra nó lại có sức chịu đựng cao nên được rất nhiều người đi thuyền thời xưa sử dụng để làm tấm buồm. Đặc biệt rất được nhiều thương buôn sử dụng vì đây là tầng lớp đi lại nhiều bằng đường thủy, Một phần là do thời xưa đường bộ chưa được phát triển như hiện nay.
Cũng nhờ vào loại vải này mà việc giao thương giữa Châu Âu và Châu Á trở nên dễ dàng hơn, Nhưng cũng vì nó mà việc chiến tranh xâm lược của các nước Châu Âu cũng gặp thuận lợi khi đi trên biển.
Hiên nay việc số lượng cây gai dầu cũng đã giảm do đó không còn quá nhiều nơi sản xuất vải làm hoàn toàn từ loại cây này, phần lớn họ sẽ kết hợp thêm với những loại sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo khác, vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng của vải.
Đặc điểm của vải Canvas cứng
Đối với vải Cotton, vải Kate hay vải Polyester phần lớn đều được dệt theo phương pháp liên kết các sợi ngang và sợi dọc lại với nhau để tạo độ bền cho vải.
Nhưng riêng với vải Canvas phần lớn lại được dệt theo phương ngang điều này giúp cho việc điều chỉnh độ kín của vải trở nên dễ dàng hơn. Vì mang đặc điểm đó là được dệt nên từ sợi tự nhiên do vậy vải có khả năng thấm hút rất tốt được sử dụng nhiều trong may mặc và đồ trang trí nội thất…
Một số đặc điểm nổi trội của vải
Vải canvas có khả năng chống thấm nước ?
Nếu là sợi cây gai dầu 100% thì khả năng thấm hút của chúng rất cao, nhưng như Sỉ Tân Bình đã chia sẻ ở trên loại vải bố canvas được dệt theo phương ngang nên có độ khít lớn, kèm thêm ngày nay còn kết hợp thêm với các sợi tổng hợp ( Sợi nylong) làm cho việc thấm hút lại càng trở nên khó khăn hơn.
Những loại bạt che mưa, hoặc một số đồ đồng phục bảo hộ lao động hiện cũng đang dùng loại vải này.
Màu sắc của vải bố
Vải có khả năng thấm hút màu rất tốt từ vì bản chất là sợi tự nhiên, nên khi nhuộm màu sẽ ngấm sâu vào mọi ngóc ngách của sợi và bám cực kỳ chắc, Nó không xảy ra tình trạng bay màu nhiều như những loại vải khác.
Độ bền của vải canvas trắng
Nói đến độ bền thì tôi tin rằng nó là một trong những loại có độ bền tốt nhất bên cạnh vải Lanh. Dù cho có kết hợp thêm với những loại sợi khác thì độ bền của chúng vẫn nhỉnh hơn rất nhiều so với những loại vải khác như Cotton, Kate, hay là vải Jeans…
Lưu ý một đặc điểm tương đối quan trọng đó chính là các sợi vải canvas rất dễ để có thể kết hợp thêm với một số chất hóa học điều này giúp cho tăng thêm độ bền, cứng, khả năng chịu lực, khả năng chống cháy hoặc là kháng nấm mốc.
Phân loại vải canvas :
Vải canvas Cotton :
hay còn có thể gọi là vải Canvas sợi bông. Vì nó là sự kết hợp của hai loại sợi bông và sợi cây gai dầu. Nó cũng là một trong những loại vải đang được rất nhiều xưởng may dùng để làm áo thun đồng phục hoặc là áo đồng phục công nhân.
Vải Hemp Canvas:
Là loại vải làm 100% từ sợi cây gai dầu, có ưu điểm nội trội hơn sợi Cotton ở chỗ có khả năng tự kháng nấm mốc rất tốt, bên cạnh đó vải còn có khả năng co giãn và chịu nhiệt tốt.
Vải Canvas Lanh:
Nếu cần tìm ra loại vải có độ bền cao nhất trên thị trường tôi tin rằng đó phải là vải Canvas Lanh. Vì sao ư ? vì đặc điểm cơ bản của từng sợi để làm ra loại vải này đã có độ bền rất cao. Sỉ Tân Bình cũng có một bài phân tích, đánh giá về vải Lanh bạn có thể tham khảo thêm. Thường thì chất lượng tốt sẽ phải đi với giá thành cao do vậy vải loại này thường sẽ có giá cao hơn từ 2 cho đến 3 lần so với một số loại vải khác.
Vải canvas tổng hợp
Ưu điểm của loại vải này là khả năng chống thấm nước tốt,vì trong thành phần vải có sợi Nylon (Loại sợi làm từ than đá, dầu mỏ… ). Thông thường loại này được sử dụng để làm bạt che, túi chống thấm, túi vải, Balo vải…
Duck Canvas
Vải được dệt trơn, có mật độ sợi ngang lớn hơn sợi dọc, bên cạnh đó sợi nhỏ hơn bình thường vì vậy bề mặt của vải rất mịn, không bị thô như những loại Canvas khác, có thể sử dụng để làm quần áo đồng phục, rèm cửa, đồ trang trí nội thất….
Plain Canvas
Một phần giống như Duck Canvas thì quá trình dệt của vải Plain cũng được dệt trơn nhưng nó lại ngược với Duck ở chỗ các sợi được dệt với mật độ thấp, sợi to, thô do đó thành phẩm Plain canvas sẽ khá nặng. Nó thường được dụng làm bao tải đựng hàng hóa, bao cát… (Loại vải mà ngày xưa thời học sinh chúng ta hay sử dụng để chơi các trò chơi dân gian như nhảy Ba bố, dây thừng kéo co dệt từ sợi vải loại này…)
Quy trình dệt vải Canvas
Vì nằm trong nhóm vải làm từ sợi tự nhiên nên nó cũng khá giống quy trình dệt vải lanh hoặc vải cotton. Vải canvas cũng sẽ trải qua 3 bước chính bao gồm: Kéo sợi – Dệt Vải – Nhuộm Màu
Công đoạn kéo sợi cây gai dầu: Cây gai dầu sau khi thu hoạch đem về được xử lý rồi mang đi kéo sợi từ xơ của cây gai dầu. Tiếp đến việc cần làm là phân loại ra những sợi xơ ngắn dài khác nhau để có thể đưa đi chải sợi. Những sợi dài sẽ đem đi chải để có thể lọc ra được các sợi ngắn còn sót lại. Khi quá trình tách hoàn thì sẽ đưa đi se sợi toàn bộ.
Công đoạn dệt vải: Chúng cũng được dệt xen kẽ giữa sợi ngang và dọc nhưng lượng sợi dọc chỉ chiếm một phần nhỏ nhằm tạo cho mối liên kết với sợi ngang. Phần lớn là các sợi ngang sẽ được xếp lại với nhau để dệt thành vải.
Nhuộm màu vải: Sau khi quá trình dệt vải xong thì vải canvas được đem đi làm trắng, bản chất của sợi dây gài dầu thì có màu trắng hơi đục nên chúng ta không cần thiết phải làm trắng tinh như sợi lanh. Khi làm trắng xong thì tiến hành nhuộm vải rồi Wash vải nữa là xong.
Vì quy trình này cũng không khác gì nhiều những loại vại khác nên Sỉ Tân Bình chỉ giới thiệu sơ bộ để mọi người có thể dễ hình dung ra quá trình của nó mà thôi.
Cách xếp hạng vải và ứng dụng cho từng cấp độ tại Hoa Kỳ
Ở Mỹ khi sản xuất hoặc sử dụng vải Canvas họ sẽ dựa trên các cấp độ của vải. Chúng sẽ được phân chia dựa vào cân nặng trên 1 yard. Có 12 cấp độ được chia đều từ nhẹ, mịn cho đến thô và nặng
Bảng xếp hạng như sau:
Cấp độ | Khối lượng của vải | Công dụng chủ yếu |
01 | 30 ounces/yd2 | Vật liệu lót tường cho sàn nhà, cách âm, làm túi bọc đồ, bao đựng hàng hóa… |
02 | 28 ounces/yd2 | Làm bạt che mưa nắng, lều trại… |
03 | 26 ounces/yd2 | Làm túi vải, dù che,… |
04 | 24 ounces/yd2 | Quần áo đồng phục, làm bọc ghế, thảm chùi chân |
05 | 23 ounces/yd2 | Đồng phục võ sư, công nhân. |
06-07 | 21 ounces/yd2 | Đồ trang trí nội ngoại thất… |
08-09 | 18 ounces/yd2 | Ba lô, bạt che dân dụng,… |
10-11 | 14.75 ounces/yd2 | Làm nền cho vải vẽ, rèm, võng…. |
12 | 11.5 ounces/yd2 | Quần áo, đồ nội thất cao cấp… |
Ứng dụng của vải canvas
Tranh chất liệu canvas:
Gần chục thế kỷ trước thì người ta đã sử dụng loại vải Canvas Lanh để làm nền cho tranh sơn dầu. Tranh được vẽ theo kỹ thuật “Glue Size” nhưng vì vật liệu này thời đó có giá rất cao do đó hầu như cũng không được quá nhiều người sử dụng. Chủ yếu là các họa sỹ nổi tiếng thời đó mới dùng để tô điểm thêm sự đặc biệt trong tác phẩm của mình.
Sử dụng vải Canvas đề làm tranh thêu họa tiết
Nếu bạn đã từng thêu tranh chữ thập ắt hẳn bạn sẽ biết đến loại vải này. Đây là loại được sử dụng rất nhiều trong việc thêu chữ thấp. Nếu bạn ở Hồ Chí Minh và đang có ý định mua vải này thì bạn chỉ cần ra các khu chợ vải giá sỉ lớn sau đó hỏi mua vải Jave Canvas họ sẽ bán. Giá loại vải canvas này cũng tương đối rẻ.
Để làm đồ trang trí trong nhà
Được dùng để làm rèm cửa, vỏ chăn ga, gối… Đây là một trong những loại mà được rất nhiều nhà thiết kế nội thất quan tâm và sử dụng nó.
Làm đồ thời trang:
Vì là một loại vải tốt nên nó cũng được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực thời trang như giày vải, túi xách, quần áo đồng phục.…
Ngoài ra nó còn được sử dụng để làm một số vật dụng như:
- Bạt phòng chống cháy nổ, chống mưa.
- Đồng phục cho võ thuật
- Quần áo hoặc là đồ bảo hộ lao động
- Sủ dụng trong nhảy dù
Phương pháp bảo quản vải Canvas trắng
Cách bảo quản vải bố canvas
Vì phần lớn cấu tạo vải Canvas được làm từ sợi tự nhiên nên chúng tương đối bền và không cần giặt ủi quá nhiều như đồ hằng ngày. Bạn nên đem đi giặt khô sẽ làm cho vải được bền lâu hơn.
Mặc dù có khả năng chống mưa gió, thời tiết xấu cao nhưng bạn cũng không nên để quanh năm suốt tháng ngoài trời nếu như không có nhu cầu sử dụng.
Cách làm sạch vải bố
Nên làm theo 2 bước sau:
Bước 1: Làm sạch khô trước khi giặt.
Nên loại bỏ bụi bẩn bằng cách làm sạch khô trước. Rồi đem chúng phơi tránh ánh nắng trực tiếp cửa Mặt Trời.
Nếu các bạn cảm thấy đồ dùng của mình may bằng vải Canvas bị dơ thì hãy cố gắng loại bỏ bụi bẩn, và làm sạch khô chúng, rồi phơi ở nơi thoáng mát tránh chịu ánh sáng trực tiếp.
Bước 2: Giặt bằng nước sạch
Sau khi giặt khô xong mà vải bố Canvas vẫn còn quá bẩn, thì bạn có thể sử dụng nước để làm sạch kỹ hơn nhưng hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa, chất hóa học điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của vải.