Vải Kaki hiện nay đang là một loại vải rất được ưa chuộng trên thị trường nhờ vào những ưu điểm vượt trội. Mang nhiều tính năng khác nhau thì càng ngày lại càng có thêm nhiều người sử dụng loại vải này để phục vụ cho những nhu cầu của bản thân. Sản phẩm cũng vậy, càng ngày lại càng có thêm nhiều sản phẩm sử dụng loại vải này hơn. Nhưng một sản phẩm tốt cũng không phải là sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Xác định vải Kaki là gì? Tìm hiểu “tất tần tật” về loại vải này để nắm bắt rõ được về loại vải này trước khi đưa ra quyết định lựa chọn cũng như sử dụng.
Vải Kaki là gì?
Thông thường vải Kaki sẽ được chia là 2 kiểu dệt chính đó là dệt từ sợi cotton đan chéo sợi tổng hợp và 100% từ sợi cotton. Đặc tính cơ bản của loại vải này mà người dùng có thể dễ dàng thấy được đó là chúng khá cứng và dày. Không chỉ vậy, khả năng thấm nước và nhả nước của loại vải này đều chậm nên chúng thường được dùng để là quần áo khoác.
Vải Kaki bông có một đặc tính chung đó là chúng khá mát, bền, không nhăn và có độ co dãn khá tốt, do đó loại vải này được sử dụng nhiều để sản xuất những sản phẩm như mũ nón, balo, quần, đồng phục công sở, đầm, đồ bảo hộ lao động,… Không chỉ mang những công dụng quan trọng mà loại vải này còn rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng khác nhau phù hợp với mọi môi trường và lứa tuổi khác nhau.
Lịch sử ra đời của loại vải Kaki bông
Vào thế kỷ thứ 19 tại Ấn Độ do khí hậu quá nóng nực đã gây nhiều ảnh hưởng tới quân lính của Anh, tâm lý của quân lính đi xuống. Do đó, Harry Bernett Lumsden đã sáng chế ra vải Kaki và thay thế cho những loại vải len lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó thì loại vải này chỉ được sử dụng để may quần áo cho quân đội nhưng dần dần chúng đã được sử dụng phổ biến hơn cho đến tận ngày nay.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì loại vải này được sử dụng rất nhiều tại Anh và chủ yếu được sử dụng để may quần. Và từ đó loại vải này càng ngày lại càng được ưa chuộng hơn trên cả thế giới. Cho đến bây giờ loại vải này không chỉ được sử dụng để may quần áo mà còn được sử dụng trong các bộ váy, đầm, bao lô, mũ,…
Hiện nay vải kaki được mua bán rất nhiều trên thị trường. Ngoài các khu chợ vải giá sỉ ở TP.HCM nó còn được bán ở các cửa hàng thời trang. Giá mỗi thước vải kaki cũng không đồng nhất với nhau. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ về các địa chỉ bán trươc khi mua.
Các loại vải Kaki
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vải khác nhau được tạo ra để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của người dùng. Nhưng về cơ bản thì loại vải này được chia ra làm 2 loại khác nhau đó là loại vải Kaki không thun và loại Kaki thun. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản giúp cho mọi người có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại vải này.
Dựa vào độ co dãn của vải Kaki
- Vải Kaki thun: còn được gọi vải Kaki mềm, loại vải này được sử dụng kết hợp thêm những sợi spandex để giúp tăng độ co dãn, đem lại cho người sử dụng một cảm giác thoải mái khi mặc. Với độ co dãn tốt cùng chất vải phù hợp thì loại vải này thường được sử dụng để may váy, áo vest cho nữ, đầm ôm, quần tây nữ,…
- Vải Kaki thun: đây là một loại vải có độ cứng tốt nên khó bị nhăn, và cũng chính vì lý do đó loại vải này thường được sử dụng để may quần tây ống đứng cho nam để có được một dáng đứng tốt hoặc được sử dụng để làm đồng phục bảo hộ. Với loại vải này thì mọi người có thể yên tâm khi sử dụng bởi khó bị nhăn, giữ màu rất tốt và rễ giặt ủi.
Dựa trên thành phần vải Kaki
- Vải Kaki polyester: loại vải này được tạo ra bởi những sợi tổng hợp nên chúng không bị co giãn khi giặt và độ thấm hút mồ hôi rất khó. Mang những đặc tính đó nên loại vải này thường được sử dụng để sản xuất tạp dề, nón, balo, đồng phục nhà hàng quán ăn,…
- Vải Kaki cotton: loại vải này được làm từ những sợi bông tự nhiên, độ dày vừa phải nên chúng tạo được một cảm giác khá thoải mái khi sử dụng. Hiện nay, loại vải này được ứng dụng khá nhiều để may các loại trang phục như váy ôm và quần ôm cho nữ. Đây cũng là chất liệu để tạo nên vải kaki lụa đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Cách vệ sinh và bảo quản vải Kaki
Để giúp cho những sản phẩm sử dụng vải Kaki giữ được chất lượng và tính thẩm mỹ như mới trong quá trình thì vệ sinh và bảo quản đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Không chỉ vậy, việc này còn giúp cho người sử dụng gia tăng tối đa được thời gian sử dụng.
Giặt đúng cách
Khi tiến hành giặt những bộ trang phục sử dụng vải Kaki thì mọi người nên lộn mặt trái để tránh được những ảnh hưởng tới sợi vải trong quá trình giặt. Không chỉ vậy, khi giặt mọi người cũng cần phải phân loại những loại đồ sử dụng vải Kaki để giặt riêng. Ngoài ra, nếu như có thể thì mọi người hãy giặt tay những sản phẩm này bởi lực quay của máy giặt là rất cao, điều này sẽ có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của những sợi vải.
Những chất tẩy vết bẩn cũng là một điều mà mọi người cần tránh khi sử dụng những sản phẩm này. Bởi việc sử dụng những chất tẩy sẽ có thể gây ra tình trạng làm phai màu, loang lổ gây mất thẩm mỹ. Khi phơi mọi người cũng nên tránh những nơi có ánh sáng mạnh, ưu tiên những nơi thoáng mát có độ ẩm thấp. Việc này sẽ tránh cho vải bị ngả sang màu khác hay bị bạc màu.
Cách bảo quản vải Kaki
Khi tiến hành cất giữ và muốn bảo quản được những trang phục sử dụng loại vải Kaki thì mọi người nên sử dụng khăn bông hoặc giấy lụa để bụi bẩn và những vi khuẩn bám vào. Nên để những sản phẩm đó thì mọi người nên chọn những nơi khô ráo, tuyệt đối không được chọn những nơi có độ ẩm cao việc này sẽ rất dễ làm hỏng chúng.
Đặc biệt, khi cất mọi người không nên gấp và để nhiều đồ nặng nên chúng, nếu để như vậy trong quá trình lâu dài nhất định sẽ gây ra tình trạng nhăn nhúm và mất dáng. Nên sử dụng tủ nhôm kính để cất gọn để tránh mối mọt như những loại tủ gỗ thông thường.
Là một loại vải được ưa chuộng và được ứng dụng trên nhiều sản phẩm trên thị trường thì mọi người có thể dễ dàng bắt gặp được những sản phẩm này trong đời sống.
Tìm hiểu thêm về vải Kaki là gì để có được một cái nhìn chính xác nhất về mọi mặt. Cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định, tùy thuộc theo từng nhu cầu của bản thân mà linh hoạt mỗi khi chọn lựa.